Nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng nổi bật với lối kiến trúc Gothic cổ điển – đặc trưng của các nhà thờ phương Tây và sắc hồng nổi bật. Đây là địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến check-in, trở thành điểm tham quan không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Đà Nẵng.
Giới thiệu nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng
Nhà thờ Chính Tòa là địa điểm du lịch Đà Nẵng được nhiều người yêu thích. Đây là một trong những nhà thờ Công Giáo nổi tiếng với lối kiến trúc Gothic ấn tượng. Ngoài tên gọi nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, nơi đây còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhà thờ Tourane, nhà thờ Con Gà Đà Nẵng, nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, giáo xứ Chính Tòa Đà Nẵng.
Lịch sử hình thành nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng
Nhà thờ Chính Tòa ở Đà Nẵng là một trong những công trình tôn giáo có kiến trúc nổi bật ngay giữa trung tâm thành phố. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ lịch sử nhà thờ này được xây dựng năm nào, ý nghĩa nhà thờ Chính Tòa? Theo giới thiệu nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, nơi đây được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1923 và hoàn thành vào tháng 3 năm 1924. Đây cũng là nhà thờ ở Đà Nẵng có thời gian xây dựng ngắn nhất dưới thời Pháp thuộc. Cụ thể, nhà thờ được xây dựng trên khoảng đất trống trên đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú) do linh mục Louis Vallet thiết kế và giám sát. Tháng 3 năm 1924, nhà thờ làm lễ cung hiến và khánh thành. Lúc này, nhà thờ được gọi là “nhà thờ Tourane”. Ngày 14/9/1924, Đức Giám mục Grangeon – giám mục địa phận Quy Nhơn và Đức Giám mục Allys – giám mục địa phận Huế đã làm phép cho nhà thờ. Tước hiệu nhà thờ là “Thánh tâm chúa Giêsu”. Ngày 18/1/1963, giáo phận nhà thờ được thiết lập. Đức Cha Phêrô Maria – Giám mục Quy Nhơn được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi của giáo phận Đà Nẵng. Đến tháng 5 cùng năm, Ngài chính thức nhận giáo phận và nhà thờ Đà Nẵng được vinh dự là nhà thờ Chính Tòa giáo phận Đà Nẵng. Tính đến nay, tổng giáo dân của nhà thờ gồm khoảng 70.000 người.
Kiến trúc độc đáo
Sau gần 100 năm xây dựng, nhà thờ Con Gà vẫn là điểm đến được nhiều du khách yêu thích khi đến thành phố Đà Nẵng. Nơi cao nhất nhà thờ là tháp chuông chính với chiều cao 70m, xung quanh là 10 tháp nhỏ. Phía trên nóc nhà thờ, ở vị trí cột thu lôi có biểu tượng hình con gà màu xám được làm bằng hợp kim. Theo lời giải thích của cha xứ, ý nghĩa con gà trên nóc nhà thờ không phải là biểu tượng của nước Pháp mà là biểu tượng của sự sám hối, thức tỉnh. “Đêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Chúa ba lần…” – theo Kinh Thánh. Còn theo như người dân địa phương truyền tai nhau thì con gà để xác định hướng gió, người ta thường nhìn hướng quay để đoán khi nào có mưa, khi nào nắng ráo. Điều này khá tương đồng với nhà thờ Con Gà tại thành phố Đà Lạt. Nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng được xây dựng theo kiến trúc Gothic cổ điển với những vòng cửa hình quả trám. Các khung cửa kính miêu tả sự kiện tiêu biểu trong Kinh Thánh cũng như phản ánh sự giao thoa về văn hóa Việt – Pháp nói riêng và văn hóa phương Tây nói chung. Phía trong nhà thờ được bày trí đơn giản nhưng trang nghiêm, các cột được chạm trổ đường nét hoa văn tinh tế. Ngoài ra, phía sau nhà thờ là hang đá Đức Mẹ được xây dựng theo mẫu hang đá Louder ở Pháp, mang lại nét linh thiêng và yên bình.
Thông tin tham quan Địa chỉ: 156 Trần Phú, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng Giá vé: Miễn phí
Thời gian mở cửa tham khảo
Ngày thường: 7:00 - 19:00
Lịch đi lễ nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng ngày thường: 5:00 và 17:30 (riêng lễ thứ 7 nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng sẽ cử hành thánh lễ Chúa Nhật)
This website uses cookies so that we can provide you with the best user experience possible. Cookie information is stored in your browser and performs functions such as recognising you when you return to our website and helping our team to understand which sections of the website you find most interesting and useful.
Strictly Necessary Cookies
Strictly Necessary Cookie should be enabled at all times so that we can save your preferences for cookie settings.
If you disable this cookie, we will not be able to save your preferences. This means that every time you visit this website you will need to enable or disable cookies again.